...

Từ BA, tôi trở thành Product Manager như thế nào?

Cập nhật 11:13, 22/08/2023

1353 lượt xem

Admin

Nếu bạn đã từng đọc một bài chia sẻ của tôi ở bài viết này [Chia sẻ chuyện đời] Câu chuyện bẻ lái sang BA về câu chuyện từ dân trái ngành, tôi trở thành BA như thế nào thì hôm nay, tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ về con đường trở thành người làm Product ra sao. Khác biệt là gì và làm cách nào tôi đạt được mục đích của bản thân.

Như các bạn đã biết hoặc chưa biết, sau một hành trình gian nan và thử thách, tôi đã trở thành Business Analyst sau khoảng vài chục lần phỏng vấn và tương ứng vài chục lần thay đổi bản thân để phù hợp với thị trường.

Thuở mới vào nghề

Thuở mới vào nghề, mọi thứ trở nên khó khăn vơi tôi rất nhiều. Từ việc làm quen và hoà nhập với người trong ngành như developer, tester, Project Manager mà trước đây, trong đầu tôi chỉ hình dung về họ bằng một từ duy nhất là dân IT. Rồi phải hiểu về quy trình phát triển phần mềm (SDLC), một thứ vô cùng lạ lẫm với người đó giờ chỉ quen làm với các quy trình sản xuất hoặc dịch vụ. Khó khăn hơn nữa là những keyword chuyên ngành thuờng xuyên xuất hiện trong các cuộc nói chuyện trong lúc làm việc khiến tôi lúc đầu cực kì bối rối như API, Pull request, Merge code, deploy. Để có thể hoà nhập vào thế giới này, tôi đã dành thời gian rất nhiều để tìm hiểu, hỏi han, nghe ngóng, quan sát. Dùng toàn bộ nguồn lực và tâm trí để hoà nhập vào thế giới này. May mắn là các kĩ năng mềm của tôi đã được huấn luyện tốt từ trước đó nên việc hoà nhập vào nghề mới không đến nỗi nào. Vậy mới thấy kĩ năng mềm quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp của bất kì cá nhân nào nếu muốn trở thành BA.

Rồi cái gì tới nó cũng đến …

Sau gần ba năm làm BA outsource, mọi thứ trở nên quen thuộc dù mỗi năm đã đổi công ty một lần. Lý do vì sao tôi nhảy việc thì bạn có thể đọc thêm ở bài viết này Tiết lộ động trời Tại sao nên nhảy việc?Tôi bắt đầu tò mò về mảng Product, miền đất mới để tôi khai phá. Nơi cho tôi niềm cảm hứng và khao khát muốn được chinh phục. Vậy đó các bạn, cũng chẳng có đam mê nào về product từ ngày đầu cả, nếu nói vậy nghe thật sự giả dối. Tôi làm Product để thoả mãn tâm lý chinh phục nấc thang mới, cũng như thay đổi thu nhập và hoàn thiện Skill Set của bản thân. Nếu ai đó nói tôi thực dụng. À quèo, thì không sao cả. Là tôi thực dụng. Rất tự hào về điều đó, vì thực dụng nên tôi hiệu quả. Con đường này tôi chấp nhận mạo hiểm đi tắt, không theo lối mòn của bất kì ai. Con đường này cũng Painful vì gặp quá nhiều lần từ chối. Nếu như ai đó, đã dừng lại rồi. Nhưng tôi thì không nếu chưa đạt được mục đích của mình. Vậy đó các bạn trẻ, việc bị ai đó từ chối là điều khả dĩ và bình thường trên trái đất này. Chị bán vé số cầm sấp vé số 300 tờ phải mời 1000 lần mới bán được hết sấp vé số ấy. Đâu có ai bỏ về sau khi bị từ chối mua. Người độc mồm họ gọi là mặt dày. Người thấy trân quý bạn gọi nó là Kiên trì. Sao cũng được. Kết quả sẽ lên tiếng. Khi sự thật và thành công ra mặt, xã hội sẽ im mồm với cách hành trình của bạn. Họ quên luôn tôi từng là thằng sinh viên ngành công nghệ thực phẩm với tấm bằng trung bình.

Quay lại về hành trình của tôi, ban đầu khi chuyển qua. Tôi chẳng nhắm chọn công ty theo một mảng Product đặc thù nào cả. Đơn giản chỉ cần là Product, lương đột phá là tôi apply. Tuy nhiên vì chiến thuật ngẫu nhiên nó cũng làm giảm tỷ lệ Get deal của tôi đáng kể. Thực tế là, đối với mảng Product thì nhà tuyển dụng thuờng cố gắng tìm kiếm người đã từng làm qua Domain đó nhiều hơn, nếu không có ứng viên nào phù hợp thì họ mới chọn qua nhóm ứng viên khác Domain. Lý do vì họ muốn giảm thời gian hoà nhập của ứng viên vào môi trường mới. Bởi vậy, để bước chuyển đổi này dễ dàng hơn, bạn có thể tìm cho mình các công ty Product có domain mà bạn từng làm trong lúc làm BA. Như tôi, sau năm lần bảy lượt nhận mail Thank You từ nhà tuyển dụng, tôi có job làm Product cho Bank. Vì thời làm BA, tôi từng làm 1 năm domain banking. Nhiều người nói vào bank khó, yes, vào bank khó lắm nhé các bạn. Tôi cũng vì từng làm qua Domain bank nên mọi thứ diễn ra êm xuôi hơn. câu hỏi là tại sao ban đầu khi dự định chuyển, tôi không apply luôn vào bank. Thật ra thì như tôi đã nói, tôi apply tất cả. Thời điểm ấy không có nhiều bank tuyển dụng. Thêm nữa, không phải cứ apply là người ta gọi mình. Đôi khi đúng người, nhưng sai thời điểm. Hoặc có khi đúng người, đúng thời điểm. Nhưng expectation của tôi thì cao hơn kế hoạch của họ. Đành dừng lại để cho cơ hội bước qua.

Lời khuyên cho các bạn khi chuyển sang Product để làm. Nên ưu tiên các công ty mình từng làm domain, ngoài ra vẫn apply các Product khác để tăng cơ hội. Ngoại trừ bạn có sở thích đặc biệt nào với một Product nào trên thị trường, nếu không hãy apply nhiều nhất có thể. Tất nhiên là, đừng quên tìm hiểu kĩ về Product, công ty đang tuyển dụng cũng như tiềm năng của product đó trên thị trường. Có người vừa làm Product được vài tháng thì công ty phá sản. Đây cũng là chuyện khả dĩ khi làm Product.

Để tăng tỷ lệ thành công, nên tìm hiểu về Product bằng cách research sản phẩm, tải app để tự mình trải nghiệm. Cố gắng tìm ra điểm oke và not oke trong sản phẩm của họ. Vì câu hỏi này thuờng xuyên được hỏi lúc phỏng vấn. Họ sẽ hỏi bạn có idea gì để làm thay đổi tình trạng hiện tại hay không. Topic này khá chuyên sâu để đánh giá tiềm năng của một giải pháp mà thường để giải thích nó, tốn tầm một tháng rưỡi để hướng dẫn trong khoá đào tạo của tôi nên tôi xin phép một dịp sau có thời gian, sẽ chia sẻ về đề tài này.

Tôi từng phỏng vấn một công ty của Mỹ, làm product Quản lý nhân sự. Deal khá cao so với thị trường. Câu đầu tiên bạn PO người Mỹ hỏi tôi là “Have you ever researched about out Product?”. Thật tiếc là hầu như trước đó, công ty nào tôi dự định apply hoặc chuẩn bị phỏng vấn thì tôi đều dành thời gian nghiên cứu về công ty và sản phẩm. Duy chỉ có công ty này thì tôi không. . Chẳng có lời bào chữa nào cho sự kém chuyên nghiệp này cả. Đơn giản chỉ là một Mistake mà tôi phải chấp nhận và nhớ mãi cho phần đời còn lại của mình sau buổi hôm ấy diễn ra. Sau khi nghe tôi bảo tôi chỉ biết sơ sơ về công ty và Product do mấy ngày gần đó tôi khá bận với dự án. Sau khi nghe giải thích thì bạn ấy vẫn tiếp tục các câu hỏi chuyên môn. Cuối cùng, sau nhiều câu hỏi và tôi đều trả lời được. Bạn ấy nói câu cuối :”I wonder why you don’t research before coming here”. vậy đó các bạn, đừng như tôi nhé, Đừng đưa bản thân vào hoàn cảnh khó khăn và đáng xấu hổ như vậy, Hãy đảm bảo bản thân luôn sẵn sàng khi đi apply vào Product để có thời gian tìm hiểu về công ty, product và thị trường. Có một câu thế này, Nếu bạn không chuẩn bị, tức là bạn đang chuẩn bị cho thất bại. Số lượng tôi đề cập ở trên nghĩa là bạn apply nhiều nơi để tăng cơ hội và lựa chọn của bạn lên, không đồng nghĩa với việc nhiều cơ hội quá nên bạn không thèm chuẩn bị gì. Vì chẳng có cơ hội nào cả nếu không tập cho mình lối tư duy rằng Đây là cơ hội cuối của mình và mình sẽ chiến đấu để thuyết phục người khác về tiềm năng và sự phù hợp của bản thân.

Tiếp theo

một câu hỏi huyền thoại mà bạn chắc chắn sẽ gặp khi phỏng vấn. Tại sao bạn lại muốn trở thành PO/ Product Manager khi đang là BA? Câu hỏi này nghe thì đơn giản nhưng thực tế không đơn giản, nó liên quan nhiều đến mindset, nhận thức và động lực của bạn. Hãy suy nghĩ về câu hỏi và câu trả lời trước khi quyết định apply nhé. Đừng đợi nhận được câu hỏi rồi mới suy nghĩ về nó. Riêng câu này, tôi trả lời như sau. Kiểu rằng “Sau thời gian làm BA outsource, tôi thấy bản thân học hỏi được rất nhiều về kỉ thuật, dự án, domain đa dạng mà tôi từng tham gia. Tuy nhiên, sau tất cả bản thân vẫn cảm thấy chẳng có thứ gì thuộc về mình. Vì những sản phẩm tôi làm ra đều delivery đến tay khách hàng. Khao khát về sự sỡ hữu và muốn có một sản phẩm tâm huyết để mình xây dựng, phát triển cùng với đội ngũ. Để có được cảm giác nhìn thứ mình dành thời gian chăm chút nghiên cứu phát triển đột phá. Qua đó, thể hiện dấu ấn và thành tựu của bản thân mình trong sản phẩm đó.

Ngược lại, nếu bạn từ Product chuyển sang BA

Tôi hướng dẫn bạn như sau. Sau thời gian làm Product, tôi cảm thấy bản thân chậm lại với các công nghệ cũ. Kiến thức nghề không có gì đột phá và thách thức dễ gây cho tôi có cảm giác nhàm chán. Tôi mong muốn được làm trong môi trường đầy thử thách và nhiều dự án để tôi học hỏi, phát triển và làm mới mình liên tục qua từng dự án. Mục tiêu của tôi đó là deliver sản phẩm của mình đến tay khách hàng đúng lúc, đảm bảo chất lượng và trong Scope đề ra.

Đọc tới đây có bạn sẽ bảo tôi “lươn lẹo”. Chẳng có lươn lẹo gì ở đây hết. Đây là business. Bạn đang marketing bản thân để chào bán sản phẩm là trí tuệ và sức lao động của bạn. Những lời ở trên chẳng có gì là sai hết. Đều là sự thật. Chỉ là cách tiếp cận và khai thác vấn đề của bạn khác nhau. Nó sẽ cho ra các kết quả khác nhau dựa trên dẫn chứng của bạn và nhận thức của người nghe. Có thể gọi là nghệ thuật phản biện.

Tiếp theo, tôi chia sẻ về kĩ năng cần có để theo nghề Product. Cá nhân tôi thấy, BA và PO có khá nhiều điểm chung về Skill set, có thể nói là đạt 70-80%. Vậy kĩ năng này là gì?– Kĩ năng phân tích
– Phản biện
– Thuyết phục
– Giải quyết vấn đề
– Thuyết trình
– Thuơng lượng
– Documentation
– Kiến thức về quy trình phát triển software
– Teamwork.


Dù bạn là ai, tôi cá với bạn một điều, nếu bạn không có bộ kĩ năng trên, bạn không thể trở thành BA hoặc PO.
Điểm khác biệt là BA sử dụng các kĩ năng trên để phân tích business và domain của stakeholder từ đó thấy được bức tranh tổng quan về dự án. Còn PO dùng kĩ năng đó để sử dụng cho việc nhìn thấy bức tranh thị trường, sản phẩm, tiềm năng của sản phẩm, các thách thức và cơ hội cũng như trải nhiệm của end user là điều phải được chú trọng. Có thể nói là CUSTOMER OBSESSION tạm dịch là sự ám ảnh khách hàng. Toàn bộ suy nghĩ của PO là hướng về khách hàng, sản phẩm và thị trường,

Có quan điểm cho rằng BA chuyển sang PO là level up. Nhảm nhí. Điều này tôi nghe được từ vài người làm lâu năm trong nghề còn nói vậy. Chẳng có up down gì ở đây hết, chỉ có mindset và tầm nhìn hạn hẹp của mấy ng đó. Bạn làm PO đừng bao giờ nghĩ bạn trên cơ người khác. Nó khiến bạn mãi ngồi trong cái giếng của mình, không bao giờ bước ra khỏi đó được.

Kế tiếp, vào Product có lợi lộc gì?


Đầu tiên, cá nhân mình đánh giá rất cao đó là học được quy trình sản xuất và phát triển product. Môi trường khác hoàn toàn lúc làm BA outsource nhé. Vì lúc này, bạn cần nghiên cứu và phát sinh ý tưởng, triển khai và lắng nghe feedback của thị trường. Sẽ cực kì phù hợp đối với các bạn có mindset về tư duy Ownership. Tức là người làm chủ. 

Tư duy này có 2 loại: 

1 là làm chủ sản phẩm (Sản phẩm của công ty), 2 là làm chủ sản phẩm của chính mình. 

1 quá phổ biến nên tôi xin phép bỏ qua. Làm chủ sản phẩm của chính mình là sao. Là tư duy muốn làm chủ sức lao động, sáng tạo của mình và thành quả hưởng trọn. Tất nhiên là để đạt được thành quả cũng cần có đội ngũ phía sau hỗ trợ, sau khi chia phần, phần còn lại sẽ là của mình. Cách làm này đầy rẫy rủi ro vì nếu không có kiến thức và kinh nghiệm tổ chức quản lý, nguy cơ thất bại sẽ rất cao. Rủi ro cao thì thành quả lớn. Còn nếu bạn làm cho người khác, hậu quả của việc thất bại sẽ do người làm chủ kia chịu trách nhiệm, bạn cũng có liên đới nhưng không phải chịu ảnh huởng trực tiếp. Cùng lắm công ty phá sản thì bạn tìm công ty khác làm. Trong xã hội, có nhiều người, đặc biệt là dân văn phòng tri thức cao luôn có suy nghĩ coi thường những người bán bánh mì, chủ sạp tạp hoá. Cái này nên xem lại góc nhìn như thế nào. Thứ nhất, ít ra người chủ tạp hoá họ làm chủ sức lao động của họ. Thích làm thì làm. Họ tự tạo ra quy định công việc cho chính họ. Không bị rào cản. Không sợ ai đuổi cũng chẳng phải xin phép ai mỗi khi cần nghỉ ngơi. Còn các bạn quần áo đạo mạo, chân mang giày tây hàng ngày đến công sở nhận đồng lương 10-20 triệu. Chắc gì bằng cô bán bánh mì ngay ngã tư đường. Ít ra, tính Ownership của cô vẫn hơn cả khối người.

Tất nhiên trước khi muốn làm sản phẩm của chính mình, hãy học cách làm tốt sản phẩm do người khác thuê mình làm. Coi đây là sản phẩm của chính mình, chịu trách nhiệm toàn bộ cho thành công hay thất bại của sản phẩm. Chỉ khi đó, ta mới học được và có trách nhiệm với thứ mình làm ra.

Cá nhân tôi trước khi thành lập True Skill Center, có vài trung tâm mời tôi làm trainer cho họ. Việc họ làm là không sai khi tìm các partner để làm tăng sức mạnh cho business của họ. Tuy nhiên, tôi có kinh nghiệm trong việc coaching. Lại có hoài bão muốn gầy dựng sự nghiệp cá nhân, vậy nên tôi từ chối lời mời hợp tác của họ mà tự tay làm startup và product của chính mình. Lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn. Khoá đầu tiên cũng chỉ có 3 bạn học viên. Tôi phải tự mình học hỏi và thực hành rất nhiều các kĩ năng để quản lý business như marketing, phát triển chiến lược kinh doanh, CSKH, sale, … 

Từ BA, tôi trở nên đa nhiệm hơn trong vai trò mới. True Skill Center có thể nói là sản phẩm đầu tay do tôi tự tay phát triển. Nếu chưa từng làm qua môi trường Product, tôi chẳng bao giờ có suy nghĩ mình trở thành phiên bản của tôi bây giờ. Vậy nên, cho những bạn có tham vọng mở startup công nghệ trong tương lai, hãy làm product của người khác là cách để giảm rủi ro thất bại của chính mình xuống mức thấp nhất có thể bằng cách trải nghiệm, quan sát, cống hiến. Kinh nghiệm sẽ hội tụ về phía bạn.

Tiếp theo, khai thác về đề tài thu nhập. PO Vs BA, ai hơn ai?

Cá nhân tôi thấy, chẳng có job nào đảm bảo lương vị trí nào hơn vị trí nào, khác biệt là level của bạn ở vị trí đó. Ví dụ như lúc làm BA, lương của tôi cũng cao hơn vài bạn PO mà tôi biết. Sau này khi làm Product, lương của tôi lại cao hơn các bạn BA mà tôi biết. Level sẽ quyết định giá trị của bạn. Và nhớ, bạn là người định giá bản thân. Thị trường có quyền mặc cả. Bạn là người quyết định đồng ý hay không. Range lương của 2 nghề này rất rộng, từ 5-70M ( 40-70M dành cho outstanding). Vậy nên cơ hội đến với tất cả mn và nghề nghiệp. Chẳng ai hơn ai cả.

Cuối cùng, sau hơn 1 năm trải nghiệm nghề Product, đánh giá tổng quan mà nói nghề này có nhiều điểm thú vị. Đáng để thử trong đời. Tôi mất khoảng 10 lần phỏng vấn để có vị trí hiện tại. Điều tuyệt vời là chẳng phải bỏ ra xu nào, lại còn học được bao nhiêu kiến thức domain, kĩ năng phỏng vấn cũng như hiểu biết thêm về thị trường tuyển dụng bên Product.
Còn bạn thì sao? Bạn có dám bước ra khỏi vùng an toàn, cho bản thân một trải nghiệm mới?

 

Quý Nguyễn – Founder True Skill Center

 
– – –
 
Xem thêm thông tin bổ ích miễn phí và tham gia cộng đồng True Skill tại:
 
 
Facebook: True Skill Center 
 
 
Youtube: Quý Nguyễn 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ITBA

CÂU CHUYỆN BẺ LÁI TỪ BA OUTSOURCING SANG PRODUCT OWNER

Riêng đối với PO business và PO toàn diện, trước khi chuyển đổi từ BA qua phải Brainwashing lại bản thân (Tẩy não toàn bộ tư duy gia công) vì các bạn làm BA 1 thời gian sẽ "bị" cái này vào lối mòn tư duy mà ko biết. Mục tiêu lúc nào cũng là tìm hiểu business problem, nghĩ giải pháp rồi bàn giao

ITBA

[ Góc chia sẻ ] XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết này được viết hoàn toàn dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống của mình, hi vọng nó cũng giúp ích cho các bạn.

ITBA

Phương pháp MoSCoW là gì? Cách sử dụng Phương pháp MoSCoW như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, True Skill sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng phương pháp MoSCoW để ưu tiên các nhiệm vụ của dự án hiệu quả hơn và đảm bảo mọi người đều mong đợi những điều tương tự

ITBA

How to create a Tech Product Customers love

“INSPIRED is the authority on how to build a product that customers actually want. It’s not about hiring product managers - it’s about estab- lishing a culture that puts the user first, and builds the organization and teams around that customer to ensure that you are building the best product possible. From CEOs to APMs, this is required reading.” Nguồn: Marty Cagan

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.