...

Tiết lộ bí mật động trời … Tại sao nên “nhảy việc”?

Cập nhật 10:55, 22/08/2023

1353 lượt xem

Admin

Có một ngộ nhận thường xảy ra trong xã hội hiện nay đó là nhảy việc thì sẽ mất ổn định.
 
Quan điểm này xuất phát từ thời ông bà cha mẹ sống trong thời kì hậu chiến tranh đói khổ. Nếu ai đó tìm được việc làm và có thu nhập đều đều hàng tháng trang trải cho gia đình. Đó chính là Ổn Định.
 
Quan điểm này có thể đúng vào thời kỳ đó và bản thân mình thấy nó còn nhiều điều cần phải phân tích trong thời đại ngày nay. Và vì nó vẫn còn tồn tại trong đời sống của chúng ta, nên vô tình đã giết chết hoặc kìm nén con đường sự nghiệp của bất cứ cá nhân nào mà lẽ ra có thể nổi trội hơn, có thể rực sáng hơn nếu dám thử một lần vượt qua ranh giới an toàn ấy.
 
Sự nghiệp của một con người nếu diễn ra một cách tốt đẹp theo cách Happy Ending theo mình sẽ như sau: [ Mù quáng – Sáng tỏ – Cật lực – Gặt hái – Chia sẻ ]
 
Mù quáng: Giai đoạn này thường người ta không biết mình cần làm gì, mình là ai, mình ở đâu, mình thích gì. Họ đi tìm chính bản ngã của mình mà có thể gọi là Định nghĩa bản thân.
Sáng tỏ: Đây là giai đoạn khởi sắc hơn. Lúc này người ta biết được mình là ai, mình cần làm gì, bản sắc của mình là gì, sở trường sở thích của bản thân từ đó con người tìm thấy con đường đi đúng của mình.
 
Cật lực: Sau khi tìm ra được ánh sáng ở cuối con đường. Con người ta tận tâm dùng hết sức mạnh và thời gian để theo đuổi con đường ấy nhằm đạt được cái kết viên mãn.
 
Gặt hái: Đây có thể gọi là giai đoạn thăng hoa nhất của đời người. Có tiền tài, danh vọng, sự công nhận của xã hội, gia đình hạnh phúc, sức ảnh hưởng đối với cộng đồng.
Chia sẻ: Khi con người đã ở trên nhóm đỉnh của cộng đồng nào đó. Nhằm duy trì sức ảnh hưởng, sự công nhận của xã hội và nhằm chia sẻ những kiến thức và sự thịnh vượng của mình nên họ sẽ bắt đầu cho đi.
 
Đó là lý do vì sao ta thấy các tỷ phú thường hay lên truyền thông chia sẻ rất nhiều, cho đi rất nhiều.
Cá nhân mình thấy phổ biến nhất là mọi người thường bị kẹt ở giữa giai đoạn 1 và 2. Loay hoay định vị bản thân, vẫn kiếm sống được cho gia đình. Nhưng chưa hiểu được mình thật sự muốn gì, mình có thể trở thành ai?
 
Rồi thời gian cứ qua đi, tuổi tác ngày càng tăng nó trở thành rào cản cho bất cứ người nào lúc này có ý định vượt ra khỏi phạm vi an toàn của chính mình. Có những người làm 10 năm cho một công ty, một vị trí chỉ để bám víu lấy ánh hào quang ổn định ấy.
 
Mình nghĩ khác.
 
Đừng để sau này khi có tuổi, bạn nhận ra và nói:”Giá mà ngày đó..”
Để kết thúc câu chuyện lê thê nãy giờ của mình, giờ chúng ta đi vào trọng tâm để không còn phải “Giá mà” vào những năm cuối đời.
 
Khi bạn đi làm, dù là làm cho chính mình hay cho người khác tạm gọi là một business. Thì bạn cũng cần hợp tác và liên kết. Có thể gọi nó là cuộc hôn nhân. Khi cuộc hôn nhân đó có dấu hiệu rạn vỡ và không thể hàn gắn.
Bạn hãy mạnh dạn chấm dứt đau khổ cho bạn và cho người khác bằng cách tìm một business phù hợp với giá trị của bạn lúc này. 
Có thể vài người gọi bạn là bất trung, là phản bội. Đây chẳng qua là họ vẽ lên cái búa định kiến rồi dồn lực đóng bạn vào tường. Họ thì vui vẻ vì giữ được chân bạn, bạn thì đau khổ vì bị ràng buộc. Nếu một ngày bạn thấy bạn không còn hạnh phúc vì văn hoá làm việc ở đây, vì những đồng nghiệp ở đây thì hãy Nhảy Việc. Tìm một nơi bạn thấy vui vẻ, cảm thấy đang đứng chung với họ, cống hiến thanh xuân cùng họ, và bạn thấy được tương lai của bạn ở đó.
 
Đi làm chính là “Đầu Tư”. Thường nhiều người họ không nhận ra việc này. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ thấy, nếu bạn làm càng lâu bạn càng giỏi. Càng biết nhiều, bạn càng giỏi. Đó chính là một khoảng đầu tư cá nhân chứ ko đơn thuần là đi bán sức lao động. Vì không chỉ làm giàu cho đối tác của bạn mà cả cho bạn nữa. Và vì là đầu tư, khi đạt được mục đích của mình rồi thì hãy mạnh dạn rút ra.
Tìm cho mình nơi đầu tư tiềm năng khác. Đừng dại dột ôm mãi một cổ phiếu đang ở giai đoạn “bão hoà” thay vì có thể ở nơi khác đang “tăng trưởng” tốt hơn. Bạn nhảy việc, qua môi trường mới, học được nhiều điều mới, kinh nghiệm mới, vị trí mới, thử thách mới và con người bạn được làm mới lại lần nữa. Đầu tư là phải có mục đích, đạt được rồi thì mạnh dạn rút lui.
 
Nhảy việc đi nếu bạn muốn “Kiếm tiền”. Thường một doanh nghiệp muốn giữ đà tăng trưởng của họ, nên họ luôn có một range tăng lương đâu đó từ 0-10%. Với một vài cá nhân xuất sắc hoặc có lương thấp hơn so với thị trường thì có thể được tăng cao hơn chút nhằm giữ chân nhân viên. Tuy nhiên, đừng quên rằng khi bạn Nhảy Việc là bạn có cơ hội định giá lại bản thân. Lúc này bạn được quyền đưa ra con số mà mình muốn, thuyết phục người khác tin vào con số ấy. Đây chính là lúc tăng thu nhập của bạn lên so với tốc độ tăng hàng năm nếu bạn tiếp tục làm việc cho chỗ hiện tại.
 
Level up nếu bạn dám nhảy việc. Trong môi trường công ty bạn, để lên chức hay lên level thì thường bạn sẽ được người sếp cấp trên đánh giá năng lực và cất nhắc bạn lên. Tuy nhiên, lúc này bạn hoàn toàn rơi vào thế Bị Động.
 
Giả sử bạn đã nỗ lực hết sức nhưng sếp không thấy hoặc giả vờ không thấy hoặc vì công ty đã có quá nhiều ban bệ và họ hầu như chẳng có kế hoạch cho bạn. Có khi có rồi nhưng bạn phải mất 3 năm mới đạt được cái title đó trong khi năng lực thật sự của bạn đã đạt được rồi. Vậy thì đây chính là lúc bạn cần Nhảy Việc. Mạnh dạn tìm job có level tương ứng mà bạn đang muốn làm. Vào đó bạn thuyết phục người khác bằng kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn nghĩ bạn đã ở level đó.
 
Bản thân mình, nếu có cơ hội mặc chiếc áo rộng hơn cho người “100 kg” trong khi mình chỉ có “70 kg” thì mình vẫn mạnh dạn ứng tuyển. Vì đây là cơ hội để bản thân có nội lực và ngoại lực thúc đẩy bạn level up. Nếu người khác không chủ động đánh giá bạn, đừng ngồi đó chờ. Hãy đứng dậy và chứng minh bạn là ai, tiềm năng của bạn như thế nào.
Nhảy việc tức là nâng tầm Trải Nghiệm. Trải nghiệm của bạn sẽ phong phú hơn rất rất nhiều nếu bạn dám Nhảy việc. Qua môi trường mới, gặp thử thách mới sẽ nâng trải nghiệm và tầm nhìn của bạn lên rất nhiều. Kinh qua nhiều loại hình business ở nhiều môi trường sẽ cho bạn rất nhiều kiến thức business.
 
Nhảy việc còn giúp thị trường việc làm sôi động.
Nếu mọi người để ý sẽ thấy, một thị trường xảy ra thường xuyên giao dịch tức là thị trường năng động, thịnh vượng và giá trị của món hàng của vì thế được tăng dần lên. Chẳng khác gì thị trường nhà đất mấy năm gần đây. Khi bạn nhảy việc, người khác cũng nhảy việc. Thị trường việc làm lúc này xảy ra thường xuyên các giao dịch mua bán lao động. Giá trị nghề của bạn cũng tăng dần lên. Nhiều người sẽ quan tâm đến nghề của bạn nhiều hơn. Tất nhiên, giá cũng chỉ tăng đến ngưỡng bão hoà ấy rồi dừng lại. 
 
Thế nhưng đã có ai thấy được điểm dừng của ngưỡng bão hoà ấy đâu nếu bạn không thử. Trong giới bóng đá, mọi người kháo nhau về những con số chuyển nhượng điên rồ và những vụ phá kỷ lục chuyển nhượng nào là Ronaldo, nào là Neymar.. Nhưng có điểm dừng đâu, những người trẻ họ lên và các nhà đầu tư lại tiếp tục phá cái ngưỡng của chính mình nếu họ muốn.
 
Hoặc nếu các lý do trên vẫn chưa đủ hấp dẫn bạn, hãy nhảy việc nội bộ. Hoặc là bạn đổi job khác nhưng vẫn trong môi trường ấy, hoặc là bạn đổi dự án, đổi phòng ban, đổi level. Dù là gì mình vẫn khuyến khích bạn thay đổi công việc hiện tại của bạn nếu đã quá nhàm chán hoặc đã quá bão hoà việc thu thập kinh nghiệm.
Đừng Nhảy Việc nếu bạn chưa đạt được mục đích của mình. Ví dụ như sinh viên mới ra trường, tìm nơi để học việc. Đây là giai đoạn bạn cần nơi để học, có nhiều thứ để trải nghiệm, nếu họ chưa đến mức Không Tôn Trọng bạn thì hãy ở đó và học nghề trong vòng 2-3 năm. Hoặc khi bạn level up một title mới, hãy ở vị trí đó để lấy kinh nghiệm trong 1-2 năm.
 
Các rủi ro có thể gặp khi nhảy việc:
 
– Tìm phải môi trường còn shit hơn môi trường cũ. Có thể gọi là tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa. Để giảm thiểu rủi ro này, thường trước khi quyết định nhảy việc hãy tìm hiểu kĩ về môi trường mới kể cả thông tin chính thống và underground kiểu drama…
 
– Shock văn hoá. Đây là cảm giác thường thấy khi qua môi trường mới. Ở đó họ có văn hoá riêng. Việc bạn cần làm là cố thích nghi thật nhanh với môi trường ấy. Thích nghi ở đây là tìm cách hòa nhập vào môi trường nếu nó tích cực. Đừng để bị “Hoà tan” vào nếu họ có văn hoá tiêu cực nhé. Vào vũng bùn dễ biến bạn thành Bùn hơn là thành Sen đấy.
 
– Stress. Cực stress vào thời gian đầu nếu bạn càng làm vị trí cao nhé. Lý do vì bạn cần thích ứng nhanh và vì người khác sẽ kỳ vọng bạn thích ứng nhanh với họ để bạn có thể run business cùng với họ. Họ cho bạn kì vọng, mục tiêu và task cần làm. Nhưng đây cũng là lúc bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
 
– “Bẩn” CV. Nhảy việc thường xuyên cũng dễ khiến bạn bị cái nhìn xấu trong mắt nhà tuyển dụng. Như mình có nói, họ đề cao “Sự trung thành”. Một phần họ cũng không muốn tốn thời gian tuyển dụng nhiều lần nên nếu tuyển bạn “rủi ro” phải tuyển dụng lại là rất cao. Bạn sẽ luôn luôn nhận câu hỏi này trong lúc phỏng vấn đó là “Tại sao em nhảy việc nhiều quá vậy”. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình câu trả lời phù hợp. Thuyết phục họ tin vào giá trị hiện tại của bạn và phớt lờ đi thói quen Nhảy việc kia. Nhiều khi họ cũng nhảy việc như bạn, nhưng đứng vai trò là đại diện cho doanh nghiệp, họ vẫn phải hỏi những câu đấy để tìm hiểu xem tại sao bạn lại như vậy.
 
P/s: Bài viết không nhằm mục đích cà khịa hay chê bai cá nhân tổ chức nào khác. Chỉ là chia sẻ một góc nhìn của mình.
Cá nhân mình tôn thờ chủ nghĩa “Thà một phút huy hoàng rồi chợp tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
 
Trong vòng 5 năm trở lại đây mình làm cho 4 công ty, sắp tới có thể còn nhiều nữa. Nhìn lại chặng đường ấy mình chẳng có gì hối tiếc. Nếu hồi đó mình không làm, giờ này chắc vẫn đang ngủ trong căn nhà trọ 18m2. Cơ hội không tự đến, chính mình tự đứng lên nắm lấy cơ hội.
 
Còn bạn thì sao? Bạn có dám bước ra vùng an toàn của bạn không?
Quý Nguyễn – Founder True Skill Center
 
– – –
 
Xem thêm thông tin bổ ích miễn phí và tham gia cộng đồng True Skill tại:
 
 
Facebook: True Skill Center 
 
 
Youtube: Quý Nguyễn 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ITBA

CÂU CHUYỆN BẺ LÁI TỪ BA OUTSOURCING SANG PRODUCT OWNER

Riêng đối với PO business và PO toàn diện, trước khi chuyển đổi từ BA qua phải Brainwashing lại bản thân (Tẩy não toàn bộ tư duy gia công) vì các bạn làm BA 1 thời gian sẽ "bị" cái này vào lối mòn tư duy mà ko biết. Mục tiêu lúc nào cũng là tìm hiểu business problem, nghĩ giải pháp rồi bàn giao

ITBA

[ Góc chia sẻ ] XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết này được viết hoàn toàn dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống của mình, hi vọng nó cũng giúp ích cho các bạn.

ITBA

Phương pháp MoSCoW là gì? Cách sử dụng Phương pháp MoSCoW như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, True Skill sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng phương pháp MoSCoW để ưu tiên các nhiệm vụ của dự án hiệu quả hơn và đảm bảo mọi người đều mong đợi những điều tương tự

ITBA

How to create a Tech Product Customers love

“INSPIRED is the authority on how to build a product that customers actually want. It’s not about hiring product managers - it’s about estab- lishing a culture that puts the user first, and builds the organization and teams around that customer to ensure that you are building the best product possible. From CEOs to APMs, this is required reading.” Nguồn: Marty Cagan

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.