...

Câu chuyện bẻ lái sang BA

Cập nhật 16:02, 22/09/2023

1353 lượt xem

Admin

Từ “dân ngoại đạo” tôi trở thành “Người trong ngành” như thế nào?

Mình xuất phát điểm học ngành Food tech, sau vài năm lang bạt giang hồ với nghề này nghề nọ ( cho mình nhiều trải nghiệm ở nhiều lĩnh vực sx và dịch vụ ) sau đó mình phát hiện ra nghề BA và tìm hiểu về nó.

Giờ mình sẽ tập trung nói nhanh vào việc từ dân ngoại đạo mình trở thành BA như thế nào

Đầu tiên, bạn cần xác định tính cách của bạn có phù hợp với ngành này ko? Đại loại là nghề này đòi hỏi sự linh hoạt, óc phân tích, khả năng giao tiếp. Chắc chắn không phù hợp với bạn nào chậm chạp, hoặc kiểu hướng nội truyền thống, ngại đám đông, ngại giao tiếp.. Nếu bạn là kiểu người này thì một là bạn chấp nhận thử thách để đổi mới con người bạn, hai là bạn có thể làm BA nhưng tính hiệu quả ko đạt. Gợi ý cho bạn là nếu bạn trong nhóm tính cách kia thì nên chọn Data analytic hoặc những ngành tương tự. Ở đó rất cần những người như bạn. Thứ hai, bạn cần tìm hiểu kĩ ngành này là gì? Ngành này không nhiều người biết và nhiều người hoàn toàn lẫn lộn giữa IT BA và Non IT BA kể cả đã làm trong ngành nhiều năm. Hãy xem thử bạn phù hợp ở thế giới IT hay Business hoặc có khi cả hai tùy bạn. Bạn cũng nên tìm hiểu về thu nhập trong ngành này như thế nào và con đường sự nghiệp bạn có thể tiến thân. Thứ ba, nếu pass qua 2 bước đầu và bạn vẫn lựa chọn con đường này, chúc mừng bạn vì chọn đúng ngành vừa thú vị vừa mang lại nhiều thu nhập cho bạn và gia đình. Bật mí là ngành này ở VN hiện tại bạn có thể đạt thu nhập tới 50 triệu hoặc hơn nếu như bạn giỏi. Thứ tư, giờ bạn thấy được con đường bạn cần đi rồi. Tức là bạn có định hướng rồi đó, có mục tiêu rõ ràng, như mình hồi đó mục tiêu của mình là vừa làm BA được và còn kiếm được nhiều tiền. Mục tiêu mình nó rõ ràng từng ngày. Ví dụ như khi vào nghề BA mình đặt mục tiêu là BA level middle, mức lương từ 20-25tr. Nhiều bạn sẽ tự hỏi sao mình không trải qua vị trí fresher hoặc Junior. Lý do là vì mình đã có kinh nghiệm đi làm và các kĩ năng mềm hầu như mình khá ổn khi làm ở các công ty cũ nên mình tự tin tìm việc ở mức middle tới senior ngay khi vào nghề. Cái này thì tùy thuộc vào khả năng và nhận thức về bản thân của mỗi người như thế nào nhé. Đừng làm theo mình nếu bạn không đủ tự tin. Bật mí luôn job đầu tiên mình làm BA mức mình nhận dc là 25tr để mn tham khảo khi chào giá với nhà tuyển dụng.

Quay lại câu chuyện định hướng

Khi vào làm rồi bạn cần phải định hướng về next level kế tiếp của bản thân là gì, mức bạn mong muốn nhận được sắp tới cho level đó là gì và khi nào thì xảy ra việc đó. Bạn phải là người xác định việc đó và chứng minh nó, đừng chờ vào cơ may nào đó có ai đó phát hiện ra bạn. Hãy chứng tỏ bản thân, nếu ở đó đã có nhiều “ban bệ” và khó có cơ hội cho bạn thì hãy mạnh dạn tìm chỗ khác phù hợp level và demand mới của bạn hơn. Thứ năm, Học như thế nào để trở thành một BA giỏi? Cần có 2 thứ là kĩ năng cứng và kĩ năng mềm. Kĩ năng mềm đòi hỏi các kĩ năng như: Giao tiếp: Việc giao tiếp này khá rộng gồm có các kĩ năng nhỏ như thuyết phục, mô tả thông tin, hướng dẫn đào tạo, ngoại ngữ, thuyết trình, gắn kết teammate, teamwork. Leadership: Một BA giỏi cần có leadership để thể hiện tầm ảnh hưởng trong team, nếu không bạn chỉ là con cờ thi hành các lệnh được giao từ người khác. Một là bạn lead người khác, hay là người khác lead ngược lại bạn. Title không quan trọng. Quan trọng là tầm ảnh hưởng. Rất nhiều người mình thấy có title ( Do cơ chế quan liêu và cái nhìn sai lệch của lãnh đạo cấp cao nên phát sinh ra việc này, họ bị nhầm lẫn giữa “Manager” và “Leader”, nhầm lẫn giữa “Management” và “Governance”. Chủ đề khác biệt giữa 2 vị trí này khá lớn nên mình sẽ ko đề cập sâu trong bài viết này. Tóm lại ngắn gọn là hãy là leader có tầm ảnh hưởng ở trong team. Vì bạn là người chịu trách nhiệm về requirement và product. Nếu tiếng nói của bạn không được lắng nghe thì bạn chỉ là “Thợ” BA. Phân tích: Đòi hỏi bạn phải có óc phân tích và logical thinking. Tức là dựa trên các thông tin thô và có tính nhiễu từ các nguồn thông tin khác nhau, bạn sẽ là người collect, lọc ra các thông tin quan trọng và liên kết các vấn đề với nhau. Cực phù hợp với bạn nào giỏi các môn tự nhiên vì tính nhạy bén và óc phân tích. Giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc, việc xảy ra các issue là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ như bug, feature, communication giữa các bên, môi trường phát triển, timeline, budget dự án, nguồn lực của team.. rất là nhiều vấn đề có thể xảy ra hàng ngày. Bạn sẽ là người lọc, xác thực các vấn đề sau đó bàn bạc để tìm ra cách giải quyết nhằm đưa mọi thứ về lại trạng thái bình thường như trước khi có issue. Thường đối với các bạn mới vào nghề thường hay nhảy vào và ra quyết định ngay. Việc này là sai lầm. Hãy collect và elicit để có thêm nhiều thông tin, sau đó phân loại và phân tích nó trước khi đưa ra giải pháp. Giải pháp phải tập trung vào root cause để giải quyết vấn đề. UI/UX: Hãy chăm chỉ tìm tòi, follow các group UI/UX của cộng đồng, tự tải app trên store về để nghịch và tìm hiểu tại sao người ta lại làm như vậy. Hướng đến trải nghiệm người dùng là cách nhanh nhất giúp bạn thăng tiến level của BA. Bạn nghĩ bạn là người dùng thì cách tiếp cận của bạn sẽ khác hoàn toàn với việc bạn là sản phẩm cho người khác dùng. Kĩ năng cứng: Quy trình phát triển software: Bạn cần nắm rõ các vai trò trong quy trình phát triển phần mềm, gồm những ai, có vai trò gì, trách nhiệm gì. Khi bạn hiểu rõ bạn sẽ biết mình là ai, trách nhiệm của bạn và cách thức để bạn phối hợp với các bên để có được kết quả cao nhất. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu các mô hình quy trình phát triển để tùy theo dự án mà bạn áp dụng cho phù hợp. Một dự án được đánh giá là thành công phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả mà quy trình đó mang lại. Viết, quản lý yêu cầu và task: Bạn là người làm chủ backlog, quản lý nó như là người thủ thư trong thư viện, việc bạn quản lý tốt sẽ giúp cho team phát triển luôn sẵn sàng để làm việc và tính đúng đắn luôn được đảm bảo ngay từ đầu. Wireframe, mockup và các tool: bạn là người vẽ ra các giao diện dưới dạng ý tưởng, có thể cho mục đích khơi gợi, xác nhận hoặc truyền đạt ý tưởng. Hãy tìm hiểu vài tool và master nó giúp hỗ trợ cho công việc nhé. Khơi gợi yêu cầu: Kĩ thuật này đòi hỏi bạn phải master để giúp công việc đơn giản hơn vì đa số stakeholder truyền đạt thông tin cho bạn chỉ là phần nổi. Nhiệm vụ của bạn là đặt các câu hỏi để đào sâu nó, càng đào sâu vào bạn sẽ càng có nhiều thông tin hơn. Cách tiếp cận bề nổi của bạn có thể đưa dự án “Đi vào lòng đất” bất cứ lúc nào. Mình có vài video đào tạo thực hành kĩ thuật khơi gợi yêu cầu, bạn nào cần thì inbox mình. Database, các mối liên hệ giữa các bảng: Là BA, bạn cần hiểu định nghĩa về database, các mối quan hệ giữa các bảng. Nếu bạn sử dụng được SQL thì tốt, không thì cũng không sao vì đó không phải việc chính của BA. Nhiều bài viết của ng khác mình thấy ngta đòi hỏi BA phải biết dùng cái này. Xin thưa, nếu không biết thì có thể nhờ teammate hỗ trợ trích xuất hoặc xem dữ liệu. Đặt ra quá nhiều rào cản chỉ là chậm nhịp hoặc chặn đứng con đường trở thành BA của các bạn khác. Testing: bạn là người đại diện cho sản phẩm, một sản phẩm kém chất lượng là do bạn. Dù cho trong đội đã có đội ngũ QA/QC, tuy nhiên bạn phải là người test sản phẩm cuối cùng để đảm bảo mọi thứ oke và bạn là người viết ra yêu cầu, hiện thực nó và trải nghiệm nó đầu tiên. Nó sẽ giúp sản phẩm của bạn tiệm cận đến sự hoàn hảo tốt nhất có thể. Nếu bạn không kiểm tra chất lượng, khách hàng sẽ là người hứng chịu nếu có issue xảy ra. Domain: Kiến thức về domain sẽ giúp bạn nhập cuộc vào dự án nhanh hơn, hiệu quả hơn. Hãy mở rộng domain của mình càng nhiều càng tốt. Lúc đó giải pháp của bạn sẽ đa dạng hơn rất nhiều. Thứ sáu: Thái độ và phong cách làm việc Đảm bảo là bạn luôn tò mò, tự đặt ra những câu hỏi tại sao và tìm câu trả lời cho bản thân. Nó sẽ giúp cho kiến thức của bạn về nghề ngày càng lên dù cho bạn đang ở bất kì level hay vị trí nào. Kiến thức luôn nằm ở quanh bạn, từ đồng nghiệp, tài liệu, internet, stakeholder và tự lĩnh hội từ chính bạn. Thái độ làm việc phải chuyên nghiệp, high demanding và là người chịu trách nhiệm. Chủ động: Người Việt hay có thói quen xấu là chờ việc, chờ issue mới nhấc mông lên giải quyết hoặc có khi còn né tránh, chuyền sang cho người khác. Đừng làm vậy. Hãy chủ động đón nhận, tìm hiểu mọi thứ đã ổn chưa trong zone mà bạn quản lý. Là một người bạn của stakeholder và là đồng đội tốt của cả team: Cách thức bạn tiếp cận sẽ có lợi cho bạn rất nhiều và giúp cho công việc của bạn vui vẻ và trôi chảy hơn. Đừng chỉ nghĩ đây là nghề, bạn làm xong dự án là coi như hoàn thành. Nghĩ đến các mối quan hệ trong đó, bạn xây dựng và chăm bón nó càng hiệu quả thì bạn càng nhận được nhiều mật ngọt từ nó. Ví dụ như nếu bạn thân thiết với stakeholder thì bạn sẽ dễ dàng lấy thông tin hơn, bạn book hẹn với họ dễ dàng hơn, khi có issue xảy ra họ cũng sẵn sàng lắng nghe bạn hơn. Kể cả khi bạn làm việc với team phát triển, nếu bạn chỉ coi họ là thợ code thì cách thức họ react với bạn cũng khác biệt. Đây là EQ. Bạn master EQ tức là bạn master nghề BA. P/s: Cách anh chị em trong nghề có góp ý xây dựng hoặc phản biện thì cứ thoải mái chia sẻ nha. Bạn nào có thắc mắc thì inbox cho mình. Cảm ơn đã đọc. Link video hướng dẫn kĩ thuật elicit cho bạn nào cần https://youtu.be/JrI7D7qnsq4 va https://youtu.be/yo9Gfhilzjk Bổ sung thêm các kiến thức mọi người cần đạt được ( Phần bổ sung thêm này mình copy từ page của bạn Thịnh vì bạn viết khá đầy đủ như ở dưới. Nguồn: https://thinhnotes.com/chuyen…/giai-ngo-cac-ky-hieu-bpmn/ ) – Visio, Draw.IO để modeling (BPMN và UML) – Axure, Balsamiq để mockup, làm prototype – Word, Excel, PowerPoint làm document – SQL, XLM để làm data, query data, test các kiểu (tùy sản phẩm, công nghệ mình làm) – SSRS, Crystal, PowerBI…, các tool để làm report – Quen với tool quản lý dự án như Jira, TFS,… Còn về các loại tài liệu thì cũng tùy methodology mà mình làm: – FRD (Functional Requirement Document) – FDD (Functional Design Document) – URS/SRS (User/Software Requirement Specification) – Test Script/ User Manual, User Guide – Sau này có thể involve vô đoạn viết proposal cho dự án. Mỗi loại dự án có một số loại document riêng, mình cũng không nhớ hết đâu, trên là mấy loại cơ bản. Mình nắm được những loại cơ bản này là okie rồi, còn lại thì cứ theo template mà dùng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ITBA

CÂU CHUYỆN BẺ LÁI TỪ BA OUTSOURCING SANG PRODUCT OWNER

Riêng đối với PO business và PO toàn diện, trước khi chuyển đổi từ BA qua phải Brainwashing lại bản thân (Tẩy não toàn bộ tư duy gia công) vì các bạn làm BA 1 thời gian sẽ "bị" cái này vào lối mòn tư duy mà ko biết. Mục tiêu lúc nào cũng là tìm hiểu business problem, nghĩ giải pháp rồi bàn giao

ITBA

[ Góc chia sẻ ] XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết này được viết hoàn toàn dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống của mình, hi vọng nó cũng giúp ích cho các bạn.

ITBA

Phương pháp MoSCoW là gì? Cách sử dụng Phương pháp MoSCoW như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, True Skill sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng phương pháp MoSCoW để ưu tiên các nhiệm vụ của dự án hiệu quả hơn và đảm bảo mọi người đều mong đợi những điều tương tự

ITBA

How to create a Tech Product Customers love

“INSPIRED is the authority on how to build a product that customers actually want. It’s not about hiring product managers - it’s about estab- lishing a culture that puts the user first, and builds the organization and teams around that customer to ensure that you are building the best product possible. From CEOs to APMs, this is required reading.” Nguồn: Marty Cagan

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.