...

Các hạng mục hay bị UI/UX Designer bị bỏ quên!

Cập nhật 20:06, 31/08/2023

1353 lượt xem

Admin

Các UI/UX designer tay mơ đã nhớ thiết kế các hạng mục này chưa? Thiết kế một sản phẩm digital khá phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn, đôi khi điều này sẽ khiến các designer quên đi các yếu tố kém quan trọng khác. Tuy nhiên, đây lại chính là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Các designer hãy luôn nhớ 6 thành phần UI/UX nêu dưới đây nhé!

Đây là 6 hạng mục UI/UX mà các designer tay mơ thường hay bỏ quên trong quá trình thiết kế:

1. Onboarding screen (Màn hình giới thiệu) 

Khi chúng ta mở một ứng dụng mới tải về máy, Onboarding screen sẽ là thành phần giao diện hiện lên đầu tiên. Onboarding screen là hướng dẫn ngắn gọn về ứng dụng, các chức năng chính cũng như cách sử dụng.

Màn hình giới thiệu là một trong những hạng mục mà các UI/UX designer dễ bỏ quên khi thiết kế (Cre: Raquel Sánchez)

Tóm lại, mục đích chính của Onboarding screen là để:

  • Giúp người dùng mới có thể sử dụng app mà không cần đọc hướng dẫn
  • Giúp người chưa quen với giao diện của app 
  • Góp vai trò chào mừng người dùng 
  • Kích thích người dùng trải nghiệm sản phẩm
  • Giúp người dùng hiểu rõ cách sử dụng app
  • Thúc đẩy người dùng tăng mức độ tương tác
  • Giữ chân người dùng. 

2. Skeleton Loader (Khung tải dữ liệu)

Skeleton loader được hiểu một cách đơn giản là khung nền tạo nên trang web. Loại khung này thay thế cho nội dung chính sắp được hiển thị, chúng xuất hiện trong quá trình tải dữ liệu.

Skeleton loader của Facebook

Không cần dùng skeleton loader khi:

  • Nội dung đã được tải hoàn tất và người dùng đã tương tác với giao diện trước đó
  • Nội dung xuất hiện nhanh và không mất nhiều thời gian để tải
  • Không dùng Spinner cùng lúc với khung tải dữ liệu (Xem ví dụ minh hoạ).

Những điều cần lưu ý khi dùng skeleton loader:

  • Nên dùng các cấp độ/các sắc thái màu xám khác nhau để truyền tải các mục nội dung khác nhau
  • Sử dụng hoạt ảnh để thể hiện trang đang tải dữ liệu
  • Sử dụng những hình dạng tương ứng với mỗi nội dung để dễ nhận biết (hình tròn là ảnh đại diện, hình chữ nhật là văn bản).

3. Empty State (Trạng thái rỗng)

Empty state là trạng thái hiển thị khi người dùng truy cập vào trang web không có dữ liệu. Lúc này, designer cần thiết kế hình ảnh minh hoạ cho việc trang không có dữ liệu, từ đó gợi ý hành động tiếp theo cho người dùng. Ví dụ: Khi To-do list trống, designer có thể thêm nút “Tạo việc cần làm”.

Gợi ý của Google Drive

4. Splash screen (Màn hình khởi động)

Splash screen là phần giao diện xuất hiện đầu tiên khi người dùng khởi chạy ứng dụng hoặc trang web. Đây là cơ hội để tạo sự nhận thức về thương hiệu đối với người dùng, vì mắt họ sẽ có xu hướng tập trung vào màn hình trong lúc chờ đợi ứng dụng tải dữ liệu.

Splash screen có thể là ảnh tĩnh, đồ hoạ, logo hoặc ảnh động đi kèm với thanh hiển thị phần trăm loading (Progress bar). Thông thường, splash screen được áp dụng cho các thiết bị chạy chậm hoặc trong điều kiện internet yếu nhằm giảm cảm giác chờ đợi của người dùng.

Màn hình Splash sử dụng ảnh tĩnh — Binance, Facebook, NALS quest

5. 404 error page (Thông báo lỗi 404) 

Lỗi 404 xuất hiện khi người dùng truy cập vào trang web không tồn tại, liên kết bị sai hoặc liên kết không có thật, v.v. Điều này làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng, tạo ra cảm giác khó chịu khi họ phải tìm cách quay lại trang chính. Vì vậy, designer nên thiết kế thông báo lỗi 404 để người dùng mất hứng thú với trang web. 

Việc người dùng rời khỏi trang web không chỉ cho thấy UX có vấn đề, mà còn làm cho xếp hạng SEO của trang web đi xuống (Google đánh giá lỗi 404 là một yếu tố để xếp hạng SEO).

Thông báo lỗi 404 thiết kế bởi Fahime Alizade

6. No internet state (Trạng thái ngoại tuyến)

No internet state là trạng thái hiển thị khi thiết bị gặp vấn đề về kết nối internet, chẳng hạn như việc rớt mạng đột ngột hoặc mất kết nốt wifi trên máy bay. Cũng giống như mục empty state đã nêu bên trên, việc không có hình ảnh biểu đạt trạng thái ngoại tuyến sẽ làm gián đoạn trải nghiệm người dùng.

Trạng thái ngoại tuyến – Linkedin

Kết luận

Thiết kế một sản phẩm digital khá phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn, đôi khi điều này sẽ khiến các designer quên đi các yếu tố kém quan trọng khác. Tuy nhiên, đây lại chính là những yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Các designer hãy luôn nhớ 6 thành phần UI/UX đã nêu nhé!

Nguồn: tổng hợp từ series UI/UX của Techie.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ITBA

CÂU CHUYỆN BẺ LÁI TỪ BA OUTSOURCING SANG PRODUCT OWNER

Riêng đối với PO business và PO toàn diện, trước khi chuyển đổi từ BA qua phải Brainwashing lại bản thân (Tẩy não toàn bộ tư duy gia công) vì các bạn làm BA 1 thời gian sẽ "bị" cái này vào lối mòn tư duy mà ko biết. Mục tiêu lúc nào cũng là tìm hiểu business problem, nghĩ giải pháp rồi bàn giao

ITBA

[ Góc chia sẻ ] XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bài viết này được viết hoàn toàn dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống của mình, hi vọng nó cũng giúp ích cho các bạn.

ITBA

Phương pháp MoSCoW là gì? Cách sử dụng Phương pháp MoSCoW như thế nào?

Trong bài viết dưới đây, True Skill sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng phương pháp MoSCoW để ưu tiên các nhiệm vụ của dự án hiệu quả hơn và đảm bảo mọi người đều mong đợi những điều tương tự

ITBA

How to create a Tech Product Customers love

“INSPIRED is the authority on how to build a product that customers actually want. It’s not about hiring product managers - it’s about estab- lishing a culture that puts the user first, and builds the organization and teams around that customer to ensure that you are building the best product possible. From CEOs to APMs, this is required reading.” Nguồn: Marty Cagan

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.