...

TOP NHỮNG CÂU HỎI KHI PHỎNG VẪN IT BA? (PHẦN 1)

Cập nhật 19:25, 16/12/2023

1353 lượt xem

Admin

Business Analyst (BA) là người có vai trò cầu nối giúp kết nối khách hàng với doanh nghiệp, team Dev để tạo ra những sản phẩm đáp ứng được đúng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.
Với vai trò quan trọng này thì trong bất cứ tổ chức nào, vị trí BA luôn được đảm bảo với mức đãi ngộ hấp dẫn.Cùng True Skill tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn Business Analyst thường gặp nhé! ( Bật mí là khi tham gia học tại True Skill bạn sẽ được hỗ trợ review cv và phỏng vấn thử để tăng khả năng cạnh tranh đó ạ)
1️⃣ Phân biệt yêu cầu chức năng và yêu cầu phi chức năng:
Giống nhau: Đều là những yêu cầu thông qua đó thể hiện kì vọng và mong muốn của stakeholder về dịch vụ giải pháp mà hệ thống mang lại cho stakeholder và cho tổ chức mà thông qua các yêu cầu đó sẽ giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Khác nhau:
- Functional Requirement: là khả năng mà hệ thống có thể giải quyết được các requirement liên quan đến hành vi người dùng. Như các quy trình nghiệp vụ hay các solution tính toán có trong hệ thống.
- Non-Functional Requirement: Hay còn gọi là Yêu cầu phi tính năng
là những yêu cầu trong phát triển phần mềm hoặc hệ thống mà không phải là các yêu cầu chức năng, tức là chúng không mô tả những gì hệ thống phải thực hiện, mà mô tả cách hệ thống phải hoạt động hoặc chất lượng nó phải có. NFRs quy định các yếu tố về chất lượng, ràng buộc và đặc điểm về hiệu suất mà hệ thống cần phải đáp ứng.
2️⃣ Sự giống và khác nhau giữa User Story (US) và Use Case (UC):
- User Story (US) là một mô tả yêu cầu từ người dùng với ngôn ngữ dễ đọc hiểu gần gũi với người dùng và thường được viết trên Card, giấy note hay các công cụ tài liệu như Words, Excels,…
- Use Case (UC) là những mô tả cách tương tác giữa người dùng và phần mềm về tất cả những trường hợp mà người sử dụng phần mềm sẽ gặp phải.
👉 Cả US và UC đều sử dụng ngôn ngữ tự nhiên mà người dùng có thể dễ dàng hiểu, mục đích để xác định người dùng hệ thống và mô tả mục tiêu của họ. Điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này là trong khi một UC cụ thể hơn và xem xét trực tiếp cách thức hoạt động của hệ thống thì US là một kỹ thuật phát triển Agile tập trung vào kết quả của các hoạt động và lợi ích của quá trình được mô tả.
3️⃣Acceptance Criteria (AC) là gì? Mục đích viết AC là gì? 
- Acceptance Criteria là những điều kiện mà phần mềm cần để đáp ứng nhu cầu của người dùng, thông thường AC sẽ được viết, mô tả trong mỗi User Story (một mô tả nhu cầu/ yêu cầu của người dùng).
- AC được viết ra với mục đích:
Xác định rõ ràng với các thành viên trong team cần thực hiện những phần nào trước, hay trong Sprint này sẽ cần làm những gì?
👉 Đảm bảo tất cả mọi người trong team có chung một cái hiểu đúng về vấn đề.
Lưu ý: đây là những ý cô động nhất để trả lời câu hỏi trên.
----------
Xem thêm thông tin bổ ích miễn phí và tham gia cộng đồng True Skill tại:
 
 
Facebook: True Skill Center 
 
 
Youtube: Quý Nguyễn 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TÌM HIỂU VỀ TÀI LIỆU PRODUCT REQUIREMENTS DOCUMENT (PRD)

Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ về mục tiêu, tính năng và cách thức hoạt động của sản phẩm là điều vô cùng quan trọng.PRD không chỉ giúp Product Manager truyền đạt rõ ràng ý tưởng sản phẩm mà còn là kim chỉ nam để các nhóm kỹ thuật và kinh doanh có thể phát triển, triển khai và tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Hãy cùng True Skill Center tìm hiểu về loại tài liệu này thông qua bài viết bên dưới

5 Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Một Product Owner Xuất Sắc

Trong ngành IT, vai trò của một Product Owner không chỉ dừng lại ở việc viết user stories hay quản lý backlog đơn thuần, một Product Owner xuất sắc chính là người cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho sản phẩm xuyên suốt từ giai đoạn ý tưởng ban đầu cho đến khi sản phẩm được triển khai ra thị trường. Cùng True Skill Center tìm hiểu 5 kỹ năng mà bất kỳ Product Owner nào cũng nên có và trau dồi bên dưới nhé!

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 2)

Trong thế giới sản phẩm số, một ý tưởng hay chưa đủ để tạo nên thành công. Điều quan trọng là sản phẩm của bạn có thực sự phù hợp với End User hay không.

ITBA

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 1)

Nghiên cứu người dùng trong Product Management đề cập đến quá trình có hệ thống thu thập và phân tích thông tin về người dùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.