...

TÌM HIỂU VỀ TÀI LIỆU PRODUCT REQUIREMENTS DOCUMENT (PRD)

Cập nhật 13:33, 11/04/2025

1353 lượt xem

Admin

🔥 TÌM HIỂU VỀ TÀI LIỆU PRODUCT REQUIREMENTS DOCUMENT (PRD)
Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ về mục tiêu, tính năng và cách thức hoạt động của sản phẩm là điều vô cùng quan trọng.PRD không chỉ giúp Product Manager truyền đạt rõ ràng ý tưởng sản phẩm mà còn là kim chỉ nam để các nhóm kỹ thuật và kinh doanh có thể phát triển, triển khai và tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Hãy cùng True Skill Center tìm hiểu về loại tài liệu này thông qua bài viết bên dưới 👇
1. PRODUCT REQUIREMENT DOCUMENT LÀ GÌ?
PRD là một tài liệu hướng dẫn xác định các requirements của một sản phẩm cụ thể, bao gồm mục đích, tính năng, chức năng và hành vi của sản phẩm.
Tài liệu này thường được viết bởi Product Manager để truyền đạt sản phẩm đang được xây dựng, đối tượng mục tiêu, và lợi ích đối với người dùng cuối. Đồng thời, đây cũng là tài liệu hướng dẫn cho các nhóm kinh doanh và kỹ thuật nhằm phát triển, ra mắt và tiếp thị sản phẩm.
Theo Minal Mehta, Head of Product tại YouTube, PRD là một tài liệu động (living document) cần được cập nhật liên tục theo vòng đời sản phẩm.
2. CẤU THÀNH NÊN TÀI LIỆU PRD GỒM NHỮNG GÌ?
- Title: Tên của dự án
- Change History: Mô tả các thay đổi quan trọng, ai thực hiện, khi nào và thay đổi nội dung gì.
- Overview: Dự án này là gì? Vì sao bạn thực hiện nó?
- Success Metrics: Các chỉ số nào giúp đánh giá thành công nội bộ của dự án?
- Messaging: Thông điệp tiếp thị sẽ sử dụng để mô tả sản phẩm cho khách hàng mới và hiện tại.
- Timeline/Release Planning: Kế hoạch tổng thể về lịch trình ra mắt sản phẩm.
- Personas: Đối tượng mục tiêu của sản phẩm là ai? Ai là persona quan trọng nhất?
- User Scenarios: Các câu chuyện mô tả cách personas sẽ sử dụng sản phẩm trong ngữ cảnh thực tế.
- User Stories/Features/Requirements: Danh sách các tính năng được ưu tiên, kèm theo lý do vì sao tính năng đó quan trọng.
- Features Out: Những gì bạn quyết định KHÔNG thực hiện và lý do tại sao.
- Designs: Các bản phác thảo ban đầu và liên kết đến thiết kế chính thức khi có sẵn.
- Open Issues: Những yếu tố nào vẫn chưa được giải quyết?
- Q&A: Những câu hỏi thường gặp về sản phẩm cùng với câu trả lời đã được thống nhất.
- Other Considerations: Các yếu tố quan trọng khác như thay đổi phạm vi dự án.
Lưu ý: Khi viết bản nháp đầu tiên của tài liệu Feature requirements, bạn có thể để lại ghi chú TBD (To Be Determined) hoặc placeholders cho những phần chưa xác định, ví dụ như messaging sản phẩm.
3. CÁCH VIẾT TÀI LIỆU PRD
👉 BƯỚC 1: Viết bản nháp đầu tiên
- Viết bản nháp ban đầu
- Có thể đặt TBD cho những phần chưa có thông tin (ví dụ: success metrics).
- Tập trung vào các tính năng quan trọng, mục tiêu, chỉ số và kịch bản người dùng chính.
👉 BƯỚC 2: Review ban đầu
- Gửi phiên bản đầu tiên cho supervisor và teammates để nhận phản hồi.
- Đồng nghiệp có kinh nghiệm có thể giúp bạn nhìn thấy vấn đề mà bạn chưa nghĩ tới.
- Hạn chế để quản lý bị "bất ngờ" với PRD của bạn.
👉 BƯỚC 3: Chia sẻ với Design
- Gửi PRD cho Design leader và nhận phản hồi.
- Nên làm việc với thiết kế trước khi tiếp cận đội kỹ thuật, vì phản hồi từ thiết kế có thể ảnh hưởng đến phạm vi kỹ thuật.
👉 BƯỚC 4: Chia sẻ với Technical
- Chia sẻ PRD với Technical leader và thảo luận để xác định tính khả thi về mặt kỹ thuật.
- Kết hợp feedback từ design và Technical Leader để tối ưu kế hoạch.
👉 BƯỚC 5: Chia sẻ với team dự án
- Public PRD để mọi người có thể xem xét.
- Thu thập các câu hỏi, ý kiến đóng góp từ team và cập nhật vào PRD.
- Nếu có ý tưởng hay nhưng chưa phù hợp cho phiên bản này, hãy lưu lại trong backlog
👉 BƯỚC 6 - Chia sẻ với công ty
- Thay vì chỉ gửi tài liệu, hãy trình bày PRD dưới dạng một bài thuyết trình có cấu trúc để Stakeholder dễ tiếp cận.
4. LƯU Ý KHI VIẾT PRD
- PRD là tài liệu động: Luôn cập nhật trong quá trình phát triển sản phẩm.
- PRD phải linh hoạt: Có thể để TBD cho những phần chưa xác định.
- PRD cần chính xác và ngắn gọn: Ghi lại quyết định quan trọng, đính kèm liên kết liên quan, tránh nội dung mơ hồ.
- PRD là kết quả của làm việc nhóm: Dù Product Manager chịu trách nhiệm chính, nhưng việc cộng tác với các nhóm liên quan là điều cần thiết.
- PRD là công cụ giao tiếp: Sử dụng PRD để truyền đạt sản phẩm bạn đang xây dựng và lý do đằng sau nó.
💡 Tóm lại: PRD không chỉ là một tài liệu đơn thuần mà còn là một công cụ giao tiếp quan trọng. Hãy đảm bảo rằng nó phản ánh đúng yêu cầu sản phẩm, giúp tất cả các bên liên quan cùng hướng đến mục tiêu chung!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

5 Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Một Product Owner Xuất Sắc

Trong ngành IT, vai trò của một Product Owner không chỉ dừng lại ở việc viết user stories hay quản lý backlog đơn thuần, một Product Owner xuất sắc chính là người cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho sản phẩm xuyên suốt từ giai đoạn ý tưởng ban đầu cho đến khi sản phẩm được triển khai ra thị trường. Cùng True Skill Center tìm hiểu 5 kỹ năng mà bất kỳ Product Owner nào cũng nên có và trau dồi bên dưới nhé!

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 2)

Trong thế giới sản phẩm số, một ý tưởng hay chưa đủ để tạo nên thành công. Điều quan trọng là sản phẩm của bạn có thực sự phù hợp với End User hay không.

ITBA

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 1)

Nghiên cứu người dùng trong Product Management đề cập đến quá trình có hệ thống thu thập và phân tích thông tin về người dùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

ITBA

Bí kíp ưu tiên hóa backlog: Xử lý feature, fix lỗi, cải tiến hệ thống – không bỏ sót cái nào!

Với hơn 10 năm lăn lộn trong nghề, từ dự án nhỏ lẻ đến hệ thống enterprise "khủng", tôi đã học được cách ưu tiên backlog sao cho đội dev không "ngập", stakeholder không "căng", mà sản phẩm vẫn chạy mượt. Hôm nay, tôi chia sẻ 4 phương pháp thực chiến – chi tiết từng bước, bao quát cả feature mới, fix lỗi, cải tiến hệ thống – để bạn áp dụng ngay, không cần đoán mò. Cùng "đào sâu" nào!

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.