...

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 2)

Cập nhật 13:29, 11/04/2025

1353 lượt xem

Admin

Trong thế giới sản phẩm số, một ý tưởng hay chưa đủ để tạo nên thành công. Điều quan trọng là sản phẩm của bạn có thực sự phù hợp với End User hay không.
Hiểu rõ nhu cầu, thói quen và mong đợi của End User sẽ giúp bạn xây dựng sản phẩm không chỉ hữu ích mà còn tối ưu trải nghiệm, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ở phần 2 này, cùng True Skill Center tìm hiểu rõ hơn cách ứng dụng của User Research nhé👇
5. Xác định cơ hội thử nghiệm hấp dẫn
Nghiên cứu End User không chỉ giúp bạn tìm ra cơ hội phát triển tính năng mới, mà còn hỗ trợ định hướng các thử nghiệm A/B để tối ưu sản phẩm. Đây chính là lợi thế quan trọng để xây dựng chiến lược sản phẩm hiệu quả.
6. Product Manager hưởng lợi gì từ nghiên cứu End User?
Nghiên cứu End User giúp Product Manager cải thiện công việc hàng ngày theo nhiều cách:
✅ Xây dựng lộ trình nghiên cứu phù hợp với kế hoạch phát triển sản phẩm.
✅ Tạo quy trình yêu cầu nghiên cứu nhanh chóng với các phương pháp đơn giản như biểu mẫu khảo sát.
✅ Công khai các kết quả nghiên cứu qua báo cáo tóm tắt hoặc kho dữ liệu nghiên cứu để cả team có thể tham khảo.
✅ Tạo ra các tài liệu hữu ích như hành trình End User (user journey maps), báo cáo nghiên cứu, chân dung End User (personas) giúp Product Manager đưa ra quyết định chính xác hơn.
7. Product Manager có thể làm nghiên cứu End User như thế nào?
Nghiên cứu End User dựa trên quan sát, phân tích và thấu hiểu. Product Manager có thể áp dụng các kỹ thuật sau:
✅ Quan sát ngôn ngữ cơ thể và phản ứng phi ngôn ngữ của End User để hiểu trạng thái cảm xúc của họ.
✅ Đặt câu hỏi: End User mong đợi điều gì khi sử dụng sản phẩm? Dựa trên kinh nghiệm trước đây của họ với các sản phẩm tương tự, họ kỳ vọng sản phẩm này sẽ hoạt động như thế nào?
✅ Phân tích dữ liệu thu thập được để tìm ra mô hình hành vi và xu hướng.
👉 Tất cả những thông tin này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định phát triển sản phẩm.
8. Khi nào nên thực hiện nghiên cứu End User?
Nghiên cứu định lượng nên thực hiện ngay từ đầu dự án, giúp định hướng phát triển và tránh các sai lầm tốn kém.
👉 Dữ liệu định tính chủ yếu liên quan đến ý kiến và quan điểm chủ quan. Loại dữ liệu này thường khó phân tích hơn so với dữ liệu định lượng. Vì vậy, để có được cái nhìn đầy đủ, cần kết hợp cả hai loại dữ liệu này để bổ trợ lẫn nhau..
9. Ai chịu trách nhiệm nghiên cứu End User?
Tùy vào từng công ty, nghiên cứu End User có thể do Product Manager, UX Designer, UX Strategist hoặc thậm chí là một đội ngũ nghiên cứu chuyên biệt phụ trách.
10. Ứng dụng nghiên cứu End User để tối ưu sản phẩm
✅ Giúp tiếp cận đúng đối tượng End User một cách hiệu quả.
✅ Đảm bảo dữ liệu dễ hiểu, tránh tình trạng quá tải thông tin.
✅ Cung cấp hệ thống nền tảng vững chắc, giúp truyền đạt ý tưởng rõ ràng hơn.
Ví dụ: Nếu bạn đang phát triển một sản phẩm mới, nghiên cứu End User giúp bạn xác định tính năng nào được ưa chuộng nhất, cách họ sử dụng sản phẩm và nhu cầu thực sự của họ. Điều này giúp bạn xây dựng các MVP để kiểm thử độ phù hợp và khả năng chấp nhận sản phẩm của End user từ đó giảm được tối đa rủi ro khi phát triển sản phẩm
11. Vì sao nghiên cứu End User là yếu tố bắt buộc trong Product Management?
🔹 Hiểu nhu cầu End User: Xác định mong muốn, khó khăn và hành vi của End User để thiết kế sản phẩm phù hợp.
🔹 Thiết kế lấy người dùng làm trung tâm: Các quyết định dựa trên dữ liệu thực tế, thay vì cảm tính.
🔹 Giảm rủi ro thiết kế: Giúp phát hiện sai sót ngay từ sớm, tránh lãng phí tài nguyên.
🔹 Tối ưu trải nghiệm End User: Kiểm thử khả dụng (Usability Testing) giúp cải thiện giao diện, điều hướng và tính thân thiện của sản phẩm.
🔹 Tăng sự hài lòng của End User: Sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu sẽ tạo ra trải nghiệm tốt hơn, giúp gia tăng tỷ lệ giữ chân End User.
🔹 Cải tiến liên tục: Nghiên cứu End User giúp thiết lập vòng lặp phản hồi, đảm bảo sản phẩm luôn được cải tiến theo thời gian.
👉 Nếu bạn đang mong muốn trở thành một Product Owner THỰC CHIẾN. Đừng bỏ lỡ ưu khóa đào tạo IT BA & Product Owner tại True Skill Center. Để trang bị cho mình những kiến thức nền tảng và kỹ năng thực tế cần thiết, giúp bạn tự tin trở thành Product Owner nhé!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

TÌM HIỂU VỀ TÀI LIỆU PRODUCT REQUIREMENTS DOCUMENT (PRD)

Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc đảm bảo tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ về mục tiêu, tính năng và cách thức hoạt động của sản phẩm là điều vô cùng quan trọng.PRD không chỉ giúp Product Manager truyền đạt rõ ràng ý tưởng sản phẩm mà còn là kim chỉ nam để các nhóm kỹ thuật và kinh doanh có thể phát triển, triển khai và tiếp thị sản phẩm hiệu quả. Hãy cùng True Skill Center tìm hiểu về loại tài liệu này thông qua bài viết bên dưới

5 Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Một Product Owner Xuất Sắc

Trong ngành IT, vai trò của một Product Owner không chỉ dừng lại ở việc viết user stories hay quản lý backlog đơn thuần, một Product Owner xuất sắc chính là người cùng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho sản phẩm xuyên suốt từ giai đoạn ý tưởng ban đầu cho đến khi sản phẩm được triển khai ra thị trường. Cùng True Skill Center tìm hiểu 5 kỹ năng mà bất kỳ Product Owner nào cũng nên có và trau dồi bên dưới nhé!

ITBA

TẤT TẦN TẬT “USER RESEARCH” (PHẦN 1)

Nghiên cứu người dùng trong Product Management đề cập đến quá trình có hệ thống thu thập và phân tích thông tin về người dùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ.

ITBA

Bí kíp ưu tiên hóa backlog: Xử lý feature, fix lỗi, cải tiến hệ thống – không bỏ sót cái nào!

Với hơn 10 năm lăn lộn trong nghề, từ dự án nhỏ lẻ đến hệ thống enterprise "khủng", tôi đã học được cách ưu tiên backlog sao cho đội dev không "ngập", stakeholder không "căng", mà sản phẩm vẫn chạy mượt. Hôm nay, tôi chia sẻ 4 phương pháp thực chiến – chi tiết từng bước, bao quát cả feature mới, fix lỗi, cải tiến hệ thống – để bạn áp dụng ngay, không cần đoán mò. Cùng "đào sâu" nào!

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.