Cập nhật 19:05, 24/01/2024
1353 lượt xem
Admin
(Còn được gọi là Ưu tiên MoSCoW và Phân tích MoSCoW)
Phân loại ưu tiên thành 4 nhóm bằng cách sử dụng phương pháp MoSCoW.
Bạn có thể sử dụng một số hình thức ưu tiên như To-Do List để quản lý công việc hàng ngày. Những điều gì xảy ra khi bạn hướng tới một dự án có các bên liên quan khác nhau, mỗi người trong số họ có ý kiến khác nhau về tầm quan trọng của các yêu cầu khác nhau? Làm thế nào để bạn xác định mức độ ưu tiên của mỗi nhiệm vụ và truyền thông nó cho các thành viên trong nhóm, các bên liên quan và khách hàng?
Đây là lúc hữu ích để sử dụng một công cụ ưu tiên như phương pháp MoSCoW. Cách tiếp cận quản lý dự án đơn giản này giúp bạn, nhóm bạn và các bên liên quan đồng ý nhiệm vụ nào quan trọng với sự thành công của dự án. Nó cũng nhấn mạnh những nhiệm vụ có thể bỏ qua nếu thời hạn hoặc nguồn lực bị đe dọa.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng phương pháp MoSCoW để ưu tiên các nhiệm vụ của dự án hiệu quả hơn và đảm bảo mọi người đều mong đợi những điều tương tự.
Phương pháp MoSCoW được phát triển bởi Dai Clegg của Oracle UK Consulting vào giữa những năm 1990. Đây là một cách tiếp cận hữu ích để phân loại các nhiệm vụ của dự án thành những hạng mục quan trọng và không quan trọng.
MoSCoW là viết tắt của:
Chữ “o” trong MoSCoW chỉ ở đó để có thể phát âm được.
Mọi người thường sử dụng phương pháp MoSCoW trong Quản lý dự án Agile. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng nó cho bất kỳ loại dự án nào.
Ví dụ: một số công cụ quản lý dự án sắp xếp các nhiệm vụ thành các loại ưu tiên “cao”, “trung bình” và “thấp”. Nhưng các thành viên trong nhóm có thể có ý kiến khác nhau về ý nghĩa của mỗi nhiệm vụ trong những nhóm này. Và thường xuyên, các nhiệm vụ được gắn nhãn ưu tiên “cao” vì mọi thứ có vẻ quan trọng. Điều này có thể gây căng thẳng về thời gian và nguồn lực và cuối cùng dẫn đến dự án không thành công.
Làm theo các bước dưới đây để tận dụng tối đa phương pháp MoSCoW. (Nó mô tả việc sử dụng MoSCoW trong một dự án “thác nước” thông thường, tuy nhiên cách tiếp cận này tương tự như các dự án nhanh gọn agile).
Điều quan trọng là bạn và đội nhóm hoàn toàn hiểu được mục tiêu trước khi bắt đầu dự án.
Viết một kế hoạch kinh doanh, xác định mục tiêu, phạm vi và thời gian của dự án và chính xác những gì bạn sẽ cung cấp. Bạn cũng có thể soạn thảo điều lệ dự án, lên kế hoạch xem làm thế nào để tiếp cận nó.
Tiếp theo, tiến hành phân tích các bên liên quan, xác định những người quan trọng tham gia vào dự án và hiểu được sự thành công của nó đem lại lợi ích cho mỗi người như thế nào.
Khi b đã hiểu mục tiêu dự án, hãy thực hiện Phân tích khoảng trống, xác định những việc cần làm để được mục tiêu của mình.
Tiếp theo, làm việc với các bên liên quan, ưu tiên những nhiệm vụ này thành 4 loại theo MoSCoW: Must, Should, Could, and Would (or Won’t).
Những cuộc đối thoại này thường có thể “khó khăn”, do đó hãy bàn tới kỹ năng giải quyết xung đột, ra quyết định nhóm và đàm phán trước!
Mẹo:
Thay vì bắt đầu tất cả các nhiệm vụ từ loại Must và sau đó giáng cấp một trong số chúng, bạn nên đặt tất cả các nhiệm vụ trong loại Would đầu tiên và sau đó thảo luận xem tại sao mỗi nhiệm vụ xứng đáng được di chuyển lên danh sách trên.
Một khi đã phân bổ các nhiệm vụ vào các loại theo MoSCoW, hãy thách thức mỗi loại.
Hãy đặc biệt cảnh giác về những hạng mục trong danh sách Must. Hãy nhớ, nó dành riêng cho những nhiệm vụ, mà nếu nó không được hoàn thành dự sán sẽ thất bại.
Mục tiêu là giữa danh sách Must dưới 60% thời gian và nỗ lực của đội. Bạn càng ít hạng mục, cơ hội thành công càng cao.
Hãy cố gắng đạt được sự đồng thuận với tất cả mọi người trong nhóm. Nếu không thể, bạn cần đưa người đưa ra quyết định chính, là người có tiếng nói cuối cùng.
Bước cuối cùng của bạn là chia sẻ danh sách ưu tiên với các thành viên trong nhóm, các bên liên quan chính và khách hàng.
Điều quan trọng là bạn phải thông báo lý do phân chia từng loại, đặc biệt với danh mục MUST. Khuyến khích mọi người thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào cho đến khi mọi người hiểu rõ lý do.
Zhen là người quản lý dự án cho một tổ chức CNTT lớn. Cô đang làm việc với một đội nhóm gồm designers, marketers and developers để thiết kế lại một website cho một khách hàng lớn.
Tại cuộc họp ban đầu, mỗi nhóm đều đưa ra ý kiến về nhiệm vụ quan trọng nhất với sự thành công của dự án và không ai muốn từ bỏ mục tiêu “ưu tiên cao”.
Ví dụ:
Zhen nhận thấy, trong khi mỗi ưu tiên đều quan trọng, chúng không phải là tất cả những yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án. Cô quyết định sử dụng phương pháp MoSCoW, giúp nhóm đạt được sự nhất trí về nhiệm vụ thực sự “quan trọng”
Cô bắt đầu với một câu hỏi chính: “Nếu tôi đến tìm bạn vào đêm trước khi triển khai và nhiệm vụ sau đây đã không được thực hiện, bạn có hủy bỏ dự án?”
Câu hỏi này đã giúp tất cả mọi người trong nhóm tập trung vào ưu tiên quan trọng nhất của dự án.
Cuối cùng, nhóm đã đồng ý về các ưu tiên sau:
Phương pháp MoSCoW đã giúp mọi người đồng ý về ưu tiên thực sự quan trọng cho thành công cuối cùng của dự án.
Phương pháp MoSCoW là một cách tiếp cận đơn giản và hữu ích cao, cho phép bạn ưu tiên các nhiệm quan trọng, không quan trọng của dự án. MoSCoW là viết tắt của:
Lợi ích của cách tiếp cận MoSCoW là nó giúp các thành viên trong nhóm và các bên liên quan chủ chốt dễ dàng hiểu tầm quan trọng của một nhiệm vụ ảnh hưởng tới sự thành công của dự án.
Hãy thử sử dụng phương pháp MoSCoW ưu tiên công việc hàng ngày của bạn. Xem những việc bạn hoàn thành vào cuối ngày. Việc ưu tiên có giúp bạn làm được nhiều hơn?
Planning Poker không chỉ là một phương pháp hiệu quả để ước lượng công việc, mà còn là công cụ xây dựng sự đồng thuận, cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mỗi lần thảo luận là một cơ hội để nhóm hiểu rõ hơn về công việc, từ đó tăng cường sự hợp tác và hiệu quả làm việc.
BẠN CÓ BIẾT RẰNG 66% CÁC TỔ CHỨC HIỆN NAY ĐANG GẶP KHÓ KHẮN LỚN TRONG VIỆC TIỀM KIẾM PRODUCT OWNER CÓ ĐỦ KỸ NĂNG CẦN THIẾT?
Riêng đối với PO business và PO toàn diện, trước khi chuyển đổi từ BA qua phải Brainwashing lại bản thân (Tẩy não toàn bộ tư duy gia công) vì các bạn làm BA 1 thời gian sẽ "bị" cái này vào lối mòn tư duy mà ko biết. Mục tiêu lúc nào cũng là tìm hiểu business problem, nghĩ giải pháp rồi bàn giao
Bài viết này được viết hoàn toàn dựa trên trải nghiệm thực tế của bản thân và áp dụng hiệu quả trong cuộc sống của mình, hi vọng nó cũng giúp ích cho các bạn.
Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.