...

Cơ bản về 𝐔𝐀𝐓 (𝐔𝐬𝐞𝐫 𝐀𝐜𝐜𝐞𝐩𝐭𝐚𝐧𝐜𝐞 𝐓𝐞𝐬𝐭𝐬)

Cập nhật 13:20, 18/06/2025

1353 lượt xem

Admin

💁 Kiểm thử UAT là một phần quan trọng của các dự án. Sau khi các module cụ thể được phát triển và được kiểm tra nội bộ. Chúng có thể được giao cho Stakeholder để kiểm tra. Ngày UAT thường được sắp xếp trước rõ ràng và trong hầu hết các trường hợp là những cột mốc rất quan trọng đối với khách hàng. Một UAT thành công và suôn sẻ tạo niềm tin cho khách hàng.
Trong Agile, UAT trở thành giai đoạn mà họ kiểm tra chính thức và toàn diện tất cả các quy trình kinh doanh để ghép tất cả lại với nhau. Đối với quy trình lặp đi lặp lại như Agile, mặc dù khách hàng sẽ đưa ra những phản hồi sau những lần hoàn thành một phần sản phẩm, nhưng UAT có thể được sử dụng như một quy trình sign-off chính thức.
1. 𝐌𝐨̣̂𝐭 IT BA 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐭𝐡𝐚𝐦 𝐠𝐢𝐚 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐯𝐮̣ 𝐧𝐚̀𝐨 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐔𝐀𝐓?
Đầu tiên, UAT là một cột mốc quan trọng để BA thể hiện kỹ năng của họ để giành được trái tim và tâm trí của khách hàng. Quản lý một UAT thành công cũng giúp bạn được công nhận trong phạm vi năng lực của mình và được các sếp chú ý. Vì vậy, nếu bạn là BA mới hoặc một người dày dạn kinh nghiệm, hãy đảm bảo rằng bạn đi đúng hướng.

 

2. 𝐂𝐚́𝐜 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐯𝐮̣ 𝐯𝐚̀ 𝐬𝐮̛̣ 𝐜𝐡𝐮𝐚̂̉𝐧 𝐛𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐔𝐀𝐓
Trước tiên, hãy đảm bảo nội bộ tất cả các luồng chính trong ứng dụng / sản phẩm đang hoạt động bình thường.
✅ Demo: Mặc dù khách hàng có thể đã biết về sản phẩm của trước đó rồi, nhưng trước khi UAT bạn nên hướng dẫn một cách chi tiết để giúp họ hình dung tổng quan các quy trình sẽ được kiểm tra.
✅ Data migration: Đảm bảo cấu hình dữ liệu được thiết lập chính xác để khách hàng thử nghiệm.
✅ Phân quyền truy cập: Điều này có nghĩa là tất cả các quyền truy cập phải được cung cấp cho nhóm UAT của khách hàng và tài liệu về URL / cài đặt có liên quan phải được gửi trước.
👉 Nói chung, ngày đầu tiên sẽ cực kỳ tởm lợm và vô ích khi khách hàng không có quyền truy cập thích hợp hoặc các URL không hoạt động, hoặc tệ hơn là ứng dụng tiếp tục bị treo do một số vấn đề về cấu hình.
✅ Cuối cùng: Cung cấp các thông số kỹ thuật của các chức năng, để phù hợp với quá trình thử nghiệm của họ với những gì đã được thỏa thuận trong thông số kỹ thuật.

 

3. Tiến hành UAT
✅ Hỗ trợ các bài test: Đảm bảo quá trình diễn ra trơn tru. Đồng thời, Giúp Stakeholder hiểu và triển khai các Flow suôn sẻ như: điều hướng màn hình, tạo báo cáo, v.v.
✅ Bug Review meetings: Thông thường trong UAT, Users sẽ ghi lại các lỗi trong trường hợp họ tìm thấy điều gì đó cản trở quá trình kinh doanh của họ. Bạn sẽ phải phân tích và ưu tiên fix nó (nếu đó thật sự là bug).
Trong trường hợp bạn cảm thấy đó là một Change request mà trước đó chưa có xác nhận gì, bạn cần phải thảo luận điều này với Stakeholder.
✅ Post UAT: Công việc của bạn chủ yếu là tổng hợp các Bù hoặc Change Request thành một list, theo dõi tất cả các mục và về cơ bản là chuẩn bị sẵn một kế hoạch để phát triển hoặc sửa.

 

👉 Rất nhiều nhiệm vụ được đề cập ở trên có thể không trực tiếp thuộc về bạn với tư cách là một BA. Nhưng bắt buộc phải chủ động trong suốt quá trình UAT để gây ấn tượng với cả khách hàng và sếp bạn bằng kỹ năng và kiến ​​thức của bạn. Đã đến lúc bạn phải tỏa sáng.
Biên dịch từ BA BoK bởi True Skill Center

Lưu lại cùng True Skill Center để tìm hiểu nhé!

– – –
 
Xem thêm thông tin bổ ích miễn phí và tham gia cộng đồng True Skill tại:
 
 
Facebook: True Skill Center 
 
 
Youtube: Quý Nguyễn 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

ITBA

Làm BA trong Fintech: Bí kíp để không chỉ là người ghi yêu cầu!

Fintech đang là “đỉnh của chóp” với ví điện tử, ngân hàng số, blockchain, crypto – cơ hội cho BA tụi mình đầy rẫy ngoài kia. Nhưng làm BA trong fintech không chỉ là ngồi viết BRD hay vẽ sơ đồ đâu nha. Muốn nổi bật, bạn cần vài “vũ khí bí mật” ngoài nghiệp vụ. Hôm nay, mình chia sẻ 5 bí kíp siêu thực tế, cộng thêm cách dùng AI để học fintech nhanh như chớp và lý do vì sao dân BA mê mẩn ngành này.

ITBA

[NHẢY VIỆC] Khi Nào Là Đúng Lúc? Kinh Nghiệm Qua Từng Giai Đoạn Sự Nghiệp

Đây là một chủ đề mình từng viết cách đây 4 năm – và đến giờ vẫn thấy còn nguyên giá trị. Khác với chuyện chọn vợ/chồng, sự nghiệp là thứ ta có thể chủ động lựa chọn và thay đổi khi không còn phù hợp. Nhảy việc – dù êm đềm hay kịch tính – là một phần không thể thiếu của hành trình phát triển.

ITBA

3 TIPS ĐỂ CÓ MỘT CUỘC HỌP ONLINE HIỆU QUẢ

Làm Business Analyst (BA) không chỉ là phân tích nghiệp vụ hay viết tài liệu – mà còn là kết nối, thấu hiểu và dẫn dắt. Khi môi trường làm việc chuyển dịch sang online, bạn có đang loay hoay để giữ vững hiệu quả cộng tác?

ITBA

BA/PO/PM Xử lý khi Dev nói:"Cái này không làm được đâu?"

Anh chị em làm nghề BA/PO/PM nhà mình chắc không lạ gì câu này. :)) Có điều thì ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, đôi khi bản thân chúng ta cũng không biết nên reply câu này như thế nào cho hợp lý. Mình chia sẻ tý trải nghiệm cá nhân nha.

Đăng kí nhận tư vấn

Hãy nhập ngay email của bạn vào form bên dưới để được nhận tư vấn trực tiếp từ trung tâm.